Bạn không cần hoàn hảo để bắt đầu.
Bạn chỉ cần đủ can đảm để dừng lại và đặt xuống một vài dòng cho chính mình.
Bởi có những phần trong ta không cần được sửa chữa, chỉ cần được nhìn thấy.
Fragments to Whole – Special Edition Journal là một nơi như thế.
Chiếc bình gốm, trước khi trở thành một tác phẩm, từng chỉ là một khối đất sét.
Trước khi được tạo hình, nó phải được nhào nặn, thử lửa, rồi đôi khi rơi vỡ.
Tâm hồn con người cũng vậy.
Chúng mình lớn lên qua trải nghiệm, và trải nghiệm để lại những vết nứt tưởng chừng là khuyết điểm, nhưng thật ra lại là nơi ánh sáng len vào.
Bộ sưu tập Fragments to Whole ra đời như một hành trình viết để biểu đạt bản thân và mở ra cánh cửa dẫn đến sự tự nhận thức.
Không phải để viết ra một phiên bản lý tưởng. Mà để bạn dịu dàng gom nhặt lại từng phần của chính mình - lắng nghe, kết nối và hiện diện. Ngay cả khi phiên bản ấy vẫn còn đang dang dở.
“Có điều gì trong bạn vẫn đang sống lại mỗi khi bạn nhớ về tuổi thơ?”
Đôi khi chúng ta nghĩ tuổi thơ là một miền đã khép lại. Nhưng thật ra, những cảm giác đầu đời được ôm ấp, bị bỏ rơi, bị so sánh, được khích lệ,.. vẫn len lỏi đâu đó trong cách ta phản ứng hôm nay.
Chúng không nằm ở đâu xa mà là ở trong ánh mắt ta khi bước vào phòng đông người, trong cách ta phản ứng khi ai đó rời đi, trong nỗi buồn không lời mỗi khi một mùa nào đó quay lại.
Viết trong chương này không phải để tìm lại một “quá khứ đẹp đẽ”.
Mà là để chạm vào gốc rễ cảm xúc đầu tiên – nơi hình thành cảm nhận đầu đời về giá trị bản thân, tình yêu, sự tin tưởng.
Viết để quay lại nơi bạn từng bắt đầu, và lần đầu tiên thực sự lắng nghe đứa trẻ ấy.
Viết về những ký ức đầu đời giúp bạn:
“Bạn đã trở thành ai sau những gì từng trải qua?”
Trưởng thành không đến như một cột mốc, mà như dòng nước chảy qua ta lặng lẽ. Có những mối quan hệ tưởng như vụn vỡ, nhưng lại để lại trong ta một nền móng của lòng can đảm. Có những quyết định ngỡ là sai, nhưng lại mở ra một lối đi mà nếu không đi lạc, ta chẳng bao giờ đến được.
Chương này là nơi bạn soi chiếu lại những bước ngoặt:
Không phải để hối tiếc hay tung hô,
Mà để hiểu: “Tôi đã trở thành người như thế thế nào từ những điều từng trải qua?”
Viết để kết nối các mảnh ghép rời, thấy được một vài ngã rẽ của hành trình, và biết ơn những điều bạn đã từng trải qua.
Viết trong chương này giúp bạn:
“Có điều gì bạn vẫn đang nắm chặt, dù nó đã không còn phù hợp?”
Chuyển giao thường đến trong im lặng. Không phải lúc nào cũng là cuộc chia tay ồn ào, đôi khi chỉ là một khoảnh khắc bạn không còn thấy mình trong lối sống cũ. Nhưng con người luôn sợ mất mát, sợ sự thay đổi nên ta thường níu lại một vai diễn, một danh xưng, một vùng an toàn.
Viết trong chương này là lời mời:
Dám gọi tên những điều đã rời đi.
Dám nhìn vào khoảng trống.
Và từ đó, cho phép điều mới được bước vào.
Chuyển hóa bắt đầu khi bạn thôi giả vờ rằng mình vẫn ổn và ngồi xuống, viết thật lòng mình.
Viết trong chương này giúp bạn:
“Lần cuối bạn hỏi: ‘Hôm nay mình đang thực sự cảm thấy gì?’ là khi nào?”
Chúng ta giỏi lên kế hoạch, giỏi xử lý công việc, giỏi đi tiếp trên hành trình. Nhưng rất ít khi ở lại, với chính mình. Hiện tại không phải lúc nào cũng dễ ở vì nó đòi hỏi ta phải ngừng phản ứng và bắt đầu cảm nhận. Đôi khi đó là nỗi mệt mỏi không thể gọi tên. Đôi khi là niềm vui nhẹ như một hơi thở.
Chương này không yêu cầu bạn “hiểu rõ bản thân”.
Nó chỉ mời bạn dừng lại và có mặt.
Không cần viết nhiều. Chỉ cần viết thật.
Sự thành thật với chính mình là món quà lớn nhất bạn có thể tặng cho trái tim và tâm hồn mình hôm nay.
Viết trong chương này giúp bạn:
“Nếu không còn ai dõi theo, không còn kỳ vọng, bạn muốn trở thành người như thế nào?”
Có những khát khao đã cũ nhưng chưa từng được lắng nghe. Có những giá trị ta âm thầm gìn giữ, nhưng chưa từng viết thành lời. Tương lai không phải là thứ ở phía trước. Nó bắt đầu từ một dòng viết trong hiện tại, khi bạn lần đầu gọi tên điều mình thật sự tin là đúng.
Chương này không ép bạn phải “lập kế hoạch cuộc đời”.
Chỉ cần bạn dám nhìn về phía trước với lòng tin và sự tự chủ.
Viết để gieo và rồi tiếp tục sống như thể điều đó đã là một phần của mình.
Mỗi dòng viết là một lời cam kết nhỏ với chính mình. Và lời cam kết có sức mạnh hơn cả động lực.
Viết trong chương này là cách bạn:
Bạn chọn cách viết nào, chúng mình vẫn sẽ đồng hành cùng bạn qua từng trang một.
Với những ai yêu cảm giác cầm bút, lật giấy, được nghe tiếng sột soạt dịu dàng giữa không gian tĩnh, bản vật lý mang lại trải nghiệm sâu, thật và đầy tính kết nối.
Bản vật lý là dành cho những ai trân trọng hành trình viết như một nghi lễ, nơi cơ thể và tâm trí được đồng bộ trong từng nét chữ.
Với những tâm hồn luôn mang theo thế giới bên trong mình đi khắp chốn cần một không gian viết linh hoạt, riêng tư, và luôn sẵn sàng xuất hiện, dù ở quán cà phê buổi sáng hay trên chuyến tàu không hẹn trước.
Bản số là một không gian tự do – nơi bạn có thể viết, cảm, ghi chú lại cả những điều đang sống động trong bạn, bất kể nơi đâu.
Bạn không cần hoàn thành hết các chương.
Bạn chỉ cần bắt đầu ở nơi trái tim mình đang gọi tên.
Có thể là một ký ức tuổi thơ mơ hồ.
Một nỗi lặng lẽ đang lớn dần trong bạn.
Một câu hỏi chưa có câu trả lời.
Hay đơn giản là một suy nghĩ bất chợt: "Hôm nay mình muốn viết gì?"
Fragments to Whole – Special Edition Journal không mang theo kỳ vọng.
Chỉ là một không gian đủ tĩnh, đủ dịu dàng để bạn chạm vào những phần vẫn còn đang sống trong mình dù rời rạc, lộn xộn hay chưa gọi tên được.
Và biết đâu, trong những dòng viết tưởng như không có gì đặc biệt, bạn lại tìm thấy một điều rất thật, rất mình, đang dịu dàng dẫn bạn trở về với chính mình.
Và nếu bạn muốn bắt đầu một cách thật nhẹ nhàng, sao không thử một trong ba lời mời sau như một cách viết để kết nối, không chỉ với chính mình, mà còn với những người thân yêu?
Giữa những trang giấy này là ba lời mời nhỏ dành cho bạn và những người bạn yêu thương:
1.
Trao cây bút cho người nhỏ tuổi nhất trong gia đình.
Nhờ em ấy đọc và hoàn thành cuốn sổ này trong vòng một tuần.
Bạn sẽ ngạc nhiên bởi những điều tâm hồn non trẻ đã thấu hiểu.
2.
Mời một người đã viết xong cuốn sổ này vẽ lại khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời họ.
Không cần lời chỉ cần nét vẽ, màu sắc và ký ức.
3.
Tặng cuốn sổ này cho người bạn thân lâu năm nhất.
Rủ họ viết nên hành trình riêng từng mảnh, từng trang.
Để câu chuyện của họ song hành cùng bạn, trên cùng một dòng chảy.
Bởi đôi khi, viết không chỉ là hành trình một mình. Mà là cách lặng lẽ nhất để bắt đầu những cuộc trò chuyện thật lòng.
Bạn không cần hoàn hảo để bắt đầu.
Bạn chỉ cần đủ can đảm để dừng lại và đặt xuống một vài dòng cho chính mình.
Bởi có những phần trong ta không cần được sửa chữa, chỉ cần được nhìn thấy.
Fragments to Whole – Special Edition Journal là một nơi như thế.
Chiếc bình gốm, trước khi trở thành một tác phẩm, từng chỉ là một khối đất sét.
Trước khi được tạo hình, nó phải được nhào nặn, thử lửa, rồi đôi khi rơi vỡ.
Tâm hồn con người cũng vậy.
Chúng mình lớn lên qua trải nghiệm, và trải nghiệm để lại những vết nứt tưởng chừng là khuyết điểm, nhưng thật ra lại là nơi ánh sáng len vào.
Bộ sưu tập Fragments to Whole ra đời như một hành trình viết để biểu đạt bản thân và mở ra cánh cửa dẫn đến sự tự nhận thức.
Không phải để viết ra một phiên bản lý tưởng. Mà để bạn dịu dàng gom nhặt lại từng phần của chính mình - lắng nghe, kết nối và hiện diện. Ngay cả khi phiên bản ấy vẫn còn đang dang dở.
“Có điều gì trong bạn vẫn đang sống lại mỗi khi bạn nhớ về tuổi thơ?”
Đôi khi chúng ta nghĩ tuổi thơ là một miền đã khép lại. Nhưng thật ra, những cảm giác đầu đời được ôm ấp, bị bỏ rơi, bị so sánh, được khích lệ,.. vẫn len lỏi đâu đó trong cách ta phản ứng hôm nay.
Chúng không nằm ở đâu xa mà là ở trong ánh mắt ta khi bước vào phòng đông người, trong cách ta phản ứng khi ai đó rời đi, trong nỗi buồn không lời mỗi khi một mùa nào đó quay lại.
Viết trong chương này không phải để tìm lại một “quá khứ đẹp đẽ”.
Mà là để chạm vào gốc rễ cảm xúc đầu tiên – nơi hình thành cảm nhận đầu đời về giá trị bản thân, tình yêu, sự tin tưởng.
Viết để quay lại nơi bạn từng bắt đầu, và lần đầu tiên thực sự lắng nghe đứa trẻ ấy.
Viết về những ký ức đầu đời giúp bạn:
“Bạn đã trở thành ai sau những gì từng trải qua?”
Trưởng thành không đến như một cột mốc, mà như dòng nước chảy qua ta lặng lẽ. Có những mối quan hệ tưởng như vụn vỡ, nhưng lại để lại trong ta một nền móng của lòng can đảm. Có những quyết định ngỡ là sai, nhưng lại mở ra một lối đi mà nếu không đi lạc, ta chẳng bao giờ đến được.
Chương này là nơi bạn soi chiếu lại những bước ngoặt:
Không phải để hối tiếc hay tung hô,
Mà để hiểu: “Tôi đã trở thành người như thế thế nào từ những điều từng trải qua?”
Viết để kết nối các mảnh ghép rời, thấy được một vài ngã rẽ của hành trình, và biết ơn những điều bạn đã từng trải qua.
Viết trong chương này giúp bạn:
“Có điều gì bạn vẫn đang nắm chặt, dù nó đã không còn phù hợp?”
Chuyển giao thường đến trong im lặng. Không phải lúc nào cũng là cuộc chia tay ồn ào, đôi khi chỉ là một khoảnh khắc bạn không còn thấy mình trong lối sống cũ. Nhưng con người luôn sợ mất mát, sợ sự thay đổi nên ta thường níu lại một vai diễn, một danh xưng, một vùng an toàn.
Viết trong chương này là lời mời:
Dám gọi tên những điều đã rời đi.
Dám nhìn vào khoảng trống.
Và từ đó, cho phép điều mới được bước vào.
Chuyển hóa bắt đầu khi bạn thôi giả vờ rằng mình vẫn ổn và ngồi xuống, viết thật lòng mình.
Viết trong chương này giúp bạn:
“Lần cuối bạn hỏi: ‘Hôm nay mình đang thực sự cảm thấy gì?’ là khi nào?”
Chúng ta giỏi lên kế hoạch, giỏi xử lý công việc, giỏi đi tiếp trên hành trình. Nhưng rất ít khi ở lại, với chính mình. Hiện tại không phải lúc nào cũng dễ ở vì nó đòi hỏi ta phải ngừng phản ứng và bắt đầu cảm nhận. Đôi khi đó là nỗi mệt mỏi không thể gọi tên. Đôi khi là niềm vui nhẹ như một hơi thở.
Chương này không yêu cầu bạn “hiểu rõ bản thân”.
Nó chỉ mời bạn dừng lại và có mặt.
Không cần viết nhiều. Chỉ cần viết thật.
Sự thành thật với chính mình là món quà lớn nhất bạn có thể tặng cho trái tim và tâm hồn mình hôm nay.
Viết trong chương này giúp bạn:
“Nếu không còn ai dõi theo, không còn kỳ vọng, bạn muốn trở thành người như thế nào?”
Có những khát khao đã cũ nhưng chưa từng được lắng nghe. Có những giá trị ta âm thầm gìn giữ, nhưng chưa từng viết thành lời. Tương lai không phải là thứ ở phía trước. Nó bắt đầu từ một dòng viết trong hiện tại, khi bạn lần đầu gọi tên điều mình thật sự tin là đúng.
Chương này không ép bạn phải “lập kế hoạch cuộc đời”.
Chỉ cần bạn dám nhìn về phía trước với lòng tin và sự tự chủ.
Viết để gieo và rồi tiếp tục sống như thể điều đó đã là một phần của mình.
Mỗi dòng viết là một lời cam kết nhỏ với chính mình. Và lời cam kết có sức mạnh hơn cả động lực.
Viết trong chương này là cách bạn:
Bạn chọn cách viết nào, chúng mình vẫn sẽ đồng hành cùng bạn qua từng trang một.
Với những ai yêu cảm giác cầm bút, lật giấy, được nghe tiếng sột soạt dịu dàng giữa không gian tĩnh, bản vật lý mang lại trải nghiệm sâu, thật và đầy tính kết nối.
Bản vật lý là dành cho những ai trân trọng hành trình viết như một nghi lễ, nơi cơ thể và tâm trí được đồng bộ trong từng nét chữ.
Với những tâm hồn luôn mang theo thế giới bên trong mình đi khắp chốn cần một không gian viết linh hoạt, riêng tư, và luôn sẵn sàng xuất hiện, dù ở quán cà phê buổi sáng hay trên chuyến tàu không hẹn trước.
Bản số là một không gian tự do – nơi bạn có thể viết, cảm, ghi chú lại cả những điều đang sống động trong bạn, bất kể nơi đâu.
Bạn không cần hoàn thành hết các chương.
Bạn chỉ cần bắt đầu ở nơi trái tim mình đang gọi tên.
Có thể là một ký ức tuổi thơ mơ hồ.
Một nỗi lặng lẽ đang lớn dần trong bạn.
Một câu hỏi chưa có câu trả lời.
Hay đơn giản là một suy nghĩ bất chợt: "Hôm nay mình muốn viết gì?"
Fragments to Whole – Special Edition Journal không mang theo kỳ vọng.
Chỉ là một không gian đủ tĩnh, đủ dịu dàng để bạn chạm vào những phần vẫn còn đang sống trong mình dù rời rạc, lộn xộn hay chưa gọi tên được.
Và biết đâu, trong những dòng viết tưởng như không có gì đặc biệt, bạn lại tìm thấy một điều rất thật, rất mình, đang dịu dàng dẫn bạn trở về với chính mình.
Và nếu bạn muốn bắt đầu một cách thật nhẹ nhàng, sao không thử một trong ba lời mời sau như một cách viết để kết nối, không chỉ với chính mình, mà còn với những người thân yêu?
Giữa những trang giấy này là ba lời mời nhỏ dành cho bạn và những người bạn yêu thương:
1.
Trao cây bút cho người nhỏ tuổi nhất trong gia đình.
Nhờ em ấy đọc và hoàn thành cuốn sổ này trong vòng một tuần.
Bạn sẽ ngạc nhiên bởi những điều tâm hồn non trẻ đã thấu hiểu.
2.
Mời một người đã viết xong cuốn sổ này vẽ lại khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời họ.
Không cần lời chỉ cần nét vẽ, màu sắc và ký ức.
3.
Tặng cuốn sổ này cho người bạn thân lâu năm nhất.
Rủ họ viết nên hành trình riêng từng mảnh, từng trang.
Để câu chuyện của họ song hành cùng bạn, trên cùng một dòng chảy.
Bởi đôi khi, viết không chỉ là hành trình một mình. Mà là cách lặng lẽ nhất để bắt đầu những cuộc trò chuyện thật lòng.